Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định

       Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
       Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
       Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
       Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      9 ngành

      Công nghệ kỹ thuật điều khiển và TĐH

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4.5 năm
      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là chuẩn bị cho sinh viên để sau khi ra trường có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư trong các công ty trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực tự động hóa. Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức tổng hợp về khoa học cơ bản, cơ khí, điện-điện tử, điều khiển tự động và hệ thống tích hợp;
      • Có kỹ năng giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực tự động hóa;
      • Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cài đặt các hệ thống tích hợp cơ khí, điện - điện tử và điều khiển tự động;

      Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp); có ý thức và khả năng học tập suốt đời.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức tổng quát và hiểu biết về các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật;
      • Có kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển tự động;
      • Có kiến thức cơ sở kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điều khiển tự động để áp dụng vào các vấn đề thuộc lĩnh vực tự động hóa; (ABET-a)
      • Có kiến thức đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật lên kinh tế, môi trường và xã hội trong bối cảnh toàn cầu; (ABET-h)
      • Có kiến thức nâng cao về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển tự động và các ứng dụng trong một số lĩnh vực cần ứng dụng tự động hóa phù hợp;
      • Có kiến thức về phân tích và thiết kế các hệ thống điều khiển tự động và các bộ phận hoặc quá trình đáp ứng nhu cầu thực tế; (ABET-c)

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Xác định, mô tả và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; (ABET-e)
      • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm, phân tích và giải thích kết quả, đánh giá đáp ứng của một hệ thống hoặc một bộ phận trong hệ thống; (ABET-b)
      • Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại trong công việc; (ABET-k)

      Kỹ năng mềm

      • Hoạt động hiệu quả trong các nhóm chuyên ngành cũng như nhóm đa ngành; (ABETd)
      • Xác định, mô tả và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa; (ABET-e)
      • Đọc, viết và trình bày được các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp); (ABET-g)
      • Ý thức được sự cần thiết của việc học suốt đời và có khả năng học suốt đời; (ABET-i)

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực tự động hóa ở các Viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.
      • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa ở các công ty, xí nghiệp,…
      • Kỹ sư quản lý, khai thác vận hành và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực tự động hóa ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

      Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

      Kỹ thuật Điện tử
      4.5 năm
      Kỹ thuật Điện tử
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao nhờ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu bao gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, gắn kết với thực tập, thực hành, thí nghiệm chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại và tương lai, có khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Trang bị cho người học nền tảng vững chắc và phù hợp về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện và các lĩnh vực khác có liên quan như điện tử, cơ khí, xây dựng,....

      Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành về kỹ thuật điện; áp dụng để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện; hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.

      Cung cấp kiến ​​thức về các vấn đề đương đại.

      Về kỹ năng:

      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
      • Kỹ năng giao tiếp
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng ngoại ngữ

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc về kỹ thuật điện trong các xí nghiệp công nghiệp.
      • Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án thuộc các lĩnh vực: cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh cho xí nghiệp công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại,…
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện.
      • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật điện ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
      • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      4.5 năm
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Thiết kế máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp.
      • Kỹ thuật và thiết bị điện, điện tử công nghiệp và tự động hóa phục vụ vận hành, điều khiển máy và thiết bị cơ khí.
      • Cải tiến, phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực thủy sản, công nghiệp và nông nghiệp.
      • Tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ khí;
      • Đặc tính cơ lý và tính công nghệ của vật liệu kỹ thuật cơ khí phục vụ thiết kế và sửa chữa thiết bị cơ khí;
      • Các phương pháp thông dụng chế tạo phôi và gia công kim loại;
      • Kỹ thuật và công nghệ CAD/CAE trong phân tích, thiết kế máy và thiết bị cơ khí;
      • Kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí thông qua tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật;
      • Bảo trì và sửa chữa máy và thiết bị cơ khí;
      • Tổ chức và điều hành doanh nghiệp cơ khí.
      • Có trình độ tiếng Anh cơ bản.

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Vận dụng kiến thức về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để vào thiết kế kỹ thuật máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, và công nghiệp.
      • Tổ chức thực hiện các thí nghiệm cơ khí; phân tích, lý giải và áp dụng kết quả.
      • Lập quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí thông dụng.
      • Kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
      • Triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm thủy sản và công nghiệp.
      • Bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi máy và thiết bị cơ khí.
      • Sử dụng được một các mềm CAD/CAE chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế máy và thiết bị cơ khí.
      • Tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật trong nhà máy cơ khí.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập.
      • Làm việc theo nhóm và với cộng đồng; hội nhập được môi trường làm việc mới.
      • Giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong lĩnh vực cơ khí.
      • Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
      • Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn, giao tiếp và quản lý.
      • Tự học, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng kiến thức đã tích lũy.
      • Quản lý, lãnh đạo và ra quyết định.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường ĐH Kỹ thuật, cao đẳng Kỹ thuật, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong các trường phổ thông,
      • Cán bộ Quản lý điều hành Sản xuất trong các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu về cơ khí.
      • Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí bằng công nghệ kiểm tra phá hủy (DT) và không phá hủy (NDT),… tại các công ty, doanh nghiệp,…
      • Chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và phát triển các sản phẩm và thiết bị cơ khí; chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế,… tại các công ty, doanh nghiệp, dự án, viện nghiên cứu,…
      • Trực tiếp vận hành gia công các sản phẩm cơ khí hàn trên các thiết bị gia công truyền thống và tiên tiến như: Máy hàn công nghệ cao TIG, MIG/MAG, FCAW; Máy hàn – cắt Plasma CNC; Máy hàn áp lực; hàn tự động với Robot; Hàn tự động dưới lớp thuốc SAW; … trong các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,..
      • Giám đốc công ty, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,...

      Công nghệ kỹ thuật ô tô

      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4.5 năm
      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Ô tô. Ngoài ra còn trang bị thêm những kiến thức về ngoại ngữ và tin học chuyên ngành, làm cơ sở cho quá trình tự học và phát triển toàn diện; có khả năng tổ chức, ứng dụng và triển khai Công nghệ Kỹ thuật Ô tô vào sản xuất công nghiệp và các ứng dụng khác.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có hiểu biết về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC.
      • Có hiểu biết về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo.
      • Các kiến thức về Công nghệ kỹ thuật Ô tô: lý thuyết động cơ, lý thuyết ô tô, hệ thống điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô, kinh doanh dịch vụ ô tô,…
      • Có kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống trên ô tô.
      • Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Autocad, Orcad, Matlab, Visual Basic, C++, Win CC, SCADA, SolidWorks.
      • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Ô tô cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô.

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
      • Khả năng khái quát được các tổ chức, hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp;
      • Hình thành ý tưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Thiết kế, tính toán, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Triển khai các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Vận hành các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành.
      • Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.
      • Có kỹ năng viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
      • Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng ứng xử, giao tiếp, lập báo cáo, làm thuyết trình một cách bài bản, chuyên nghiệp và thuyết phục trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác của nhà máy.
      • Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường ĐH Kỹ thuật, cao đẳng Kỹ thuật, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong các trường phổ thông,
      • Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ô tô;
      • Kiểm định chất lượng động cơ, hệ thống phanh và khí xả của ô tô;
      • Điều hành một phân xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô như Ford, Toyota, Nissan, Huyndai, Kia, Trường Hải, VEAM,…;
      • Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề cho bậc sơ cấp và trung cấp nghề.
      • Làm quản đốc các xưởng sửa chữa hay các dịch vụ về ô tô khác.

      Công nghệ chế tạo máy

      Công nghệ chế tạo máy
      4.5 năm
      Công nghệ chế tạo máy
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp các khối kiến thức như dưới đây:

      • Các kiến thức về toán và các môn khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học kỹ thuật kết hợp với các kỹ năng ứng dụng kỹ thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công nghiệp chế tạo cơ khí. Kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cần thiết để cập nhật và đáp ứng những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo cơ khí cũng được rèn luyện trong nội dung chương trình.
      • Các kiến thức, các kinh nghiệm được đúc kết trong chế tạo cơ khí; các kiến thức kỹ thuật cần thiết như cơ học ứng dụng, máy tính trợ giúp thiết kế, các quá trình gia công cơ khí, vật liệu, dụng cụ cắt, điều hành sản xuất và tự động hóa quá trình sản xuất.
      • Các kiến thức về giao tiếp và thuyết trình, báo cáo kỹ thuật, mô phỏng, minh họa kỹ thuật trong các hoạt động tương tác cá nhân, hoạt động nhóm chuyên ngành, nhóm đa ngành.
      • Các kiến thức về trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng các kiến thức chuyên nghiệp và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: cam kết chất lượng, hiệu quả tối đa và kịp thời trong công việc; tôn trọng sự đa dạng và nhận thức về các vấn đề quốc tế; cam kết tiếp tục phát triển các kỹ năng và ý thức chuyên nghiệp về kỹ thuật hiện đại trong suốt sự nghiệp của mình;

      Về kỹ năng:

      Kỹ sư công nghệ chế tạo máy được rèn luyện các kỹ năng dưới đây:

      • Có khả năng lựa chọn và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật, các công cụ hiện đại vào các hoạt động liên quan đến thiết bị, công nghệ chế tạo cơ khí và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan;
      • Có khả năng lựa chọn và ứng dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề về công nghệ chế tạo cơ khí thuộc dạng ứng dụng và triển khai các nguyên tắc, chức năng, phương pháp luận;
      • Có khả năng thiết lập và triển khai các công việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn; thiết lập và triển khai, phân tích, sử lý và ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các quá trình gia công, tổ chức sản xuất cũng như của chính các sản phẩm cơ khí;
      • Có khả năng thiết kế các hệ thống, bộ phận, chi tiết cơ khí cũng như các quá trình gia công chế tạo chúng;
      • Có khả năng đảm nhận vai trò thành viên và lãnh đạo các nhóm công tác kỹ thuật một cách hiệu quả;
      • Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề về công nghệ;
      • Có khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp trong cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có kỹ năng nhận biết, lựa chọn và khai thác các tài liệu tham khảo kỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường ĐH Kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong các trường phổ thông,
      • Cán bộ Quản lý điều hành Sản xuất trong các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu về cơ khí.
      • Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí,… tại các công ty, doanh nghiệp,…
      • Chuyên viện kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và phát triển các sản phẩm và thiết bị cơ khí; chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế,… tại các công ty, doanh nghiệp, dự án, viện nghiên cứu,…
      • Trực tiếp vận hành gia công các sản phẩm cơ khí trên các thiết bị gia công truyền thống và tiên tiến như: Máy tiện vạn năng, tiện CNC, phay CNC, cắt dây CNC, xung định hình CNC,… trong các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,..
      • Giám đốc công ty, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,…

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4.5 năm
      Công nghệ thông tin
      4.5 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin (CNTT) có đủ sức khỏe, có kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức cơ bản về Tin học (Cơ sở dữ liệu, Lập trình, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính,...).
      • Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về Khoa học máy tính, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin,...
      • Trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông…;

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
      • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.
      • Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức.
      • Kỹ năng tư duy một cách hệ thống.
      • Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề.
      • Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc (cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức).
      • Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
      • Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng tự chủ.
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm.
      • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
      • Kỹ năng giao tiếp.
      • Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định sau khi tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng tốt các ngôn ngữ lập trình trong việc xây dựng và gia công phần mềm, xây dựng các Web site, khai thác các phần mềm ứng dụng, quản trị hệ thống mạng tại các doanh nghiệp, lập trình trên thiết bị di động.
      • Sinh viên có khả năng phân tích thiết kế các hệ thống công nghệ thông tin, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm trưởng các nhóm xây dựng phần mềm, quản lý các dự án công nghệ thông tin cho các cơ quan doanh nghiệp.
      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề; các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website,…

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Bộ môn Quản trị kinh doanh có chức năng quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở cho các ngành – nghề thuộc Khoa Kinh tế quản lý, các môn học chung thuộc lĩnh vực kinh tế trong chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành kỹ thuật – công nghệ của Nhà trường, các môn học chuyên ngành trong chương tình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng;

      Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tư vấn, phản biện các công trình NCKH lĩnh vực quản trị kinh doanh hoặc hỗ trợ các giải pháp quản trị doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
      • Có khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, đạt trình độ tương đương chuẩn B1; Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho công việc chuyên môn.

      Về kỹ năng:

      • Kỹ năng cứng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị kinh doanh trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền,...
      • Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập,...

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực quản lý, điều hành để đảm nhiệm các công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Kinh doanh, các Viện nghiên cứu, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước.

      Khoa học máy tính

      Khoa học máy tính
      4 năm
      Khoa học máy tính
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tỉn chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: thí sinh tốt nghiệp trung học

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên học ngành ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được trang bị các kiến thức thuộc chuyên ngành như: Phân tích thiết kế và đánh giá giải thuật; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; các cơ sở dữ liệu quan hệ, phân tán và hướng đối tượng; các ngôn ngữ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng và hướng sự kiện. Thiết kế hệ thống thông tin hướng chức năng và hướng đối tượng; thiết kế mạng; quản trị, bảo trì các hệ thống; xây dựng các trang website; bảo mật thông tin cho các phần mềm, hệ thống mạng, website.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Kiến thức chung: có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
      • Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết về các kiến thức ngành công nghệ thông tin như kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và thuật giải, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, lập trình cấu trúc và hướng đối tượng, ...; có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở ngành vào các chuyên ngành hẹp như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, đồ họa máy tính…
      • Có khả năng lập trình thành thạo;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng các chương trình theo hướng chuyên ngành đào tạo;
      • Có khả năng quản trị, bảo trì, và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp;
      • Có khả năng quản trị mạng, thiết kế mạng.

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ được học;
      • Có thể tự tiếp cận các ngôn ngữ lập trình, các nền tảng lập trình mới;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng theo hướng chuyên ngành được đào tạo;
      • Có khả năng tham gia xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;
      • Tham gia nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc học phù hợp.

      Về kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp;
      • Có khả năng thuyết trình;
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
      • Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt năng lực Tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định sau khi tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng tốt các ngôn ngữ lập trình trong việc xây dựng và gia công phần mềm, xây dựng các Web site, Khai thác các phần mềm ứng dụng, quản trị hệ thống mạng tại các doanh nghiệp, lập trình trên thiết bị di động, lập trình và xây dựng các hệ thống bảo mật thông tin.
      • Sinh viên khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm trưởng các nhóm xây dựng phần mềm, quản lý các dự án công nghệ thông tin cho các cơ quan doanh nghiệp.
      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các cơ sở đào tạo nghề, các cơ quan nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức có ứng dụng công nghệ thông tin; các công ty phần mềm, các công ty xây dựng Website,…

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và sức khỏa tốt; thái độ làm việc trách nhiệm; độc lập và hòa đồng với tập thể; yêu nước và tự hào dân tộc;
      • Về kiến thức: nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, quy trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng hoạch định chính sách kiểm toán, kế toán cấp cơ sở.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đồng thời, có kiến thức thực tế vững chắc để có thể giải quyết các công việc phát sinh trong thực tế trong lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật thông qua khối lượng kiến thức cung cấp từ các học phần đại cương và cơ sở ngành, trong đó người học có kiến thức về pháp luật trong tài chính và kế toán như: nắm vững kiến thức về Luật và Chế độ, chính sách tài chính, kế toán hiện hành. Đồng thời, có kiến thức về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc thông qua kiến thức cung cấp từ các học phần tin học, các học phần cần ứng dụng phần mềm và tìm kiếm tri thức từ công cụ công nghệ thông tin.
      • Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện công việc trong lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực công việc khác trong đơn vị.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng vận dụng chuyên môn ứng dụng thực tiễn: người học đạt được các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với ngành kế toán như: kỹ năng tổ chức, phân công công việc; tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức hệ thông sổ kế toán và báo cáo tài chính. Có kỹ năng đọc, hiểu và truyền đạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có các kỹ năng bổ trợ chuyên môn: đạt được kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học đáp ứng nhu cầu công việc, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán; biết viết và trình bày báo cáo; biết ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, các văn bản, quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có kỹ năng tương tác: người học đạt được kỹ năng cơ bản làm việc nhóm, làm việc độc lập; biết xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết, biết thuyết trình, thuyết phục người nghe, phản biện, giải quyết tình huống và các vấn đề liên quan lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực khác trong mọi tổ chức kinh tế xã hội.
      • Có kỹ năng tự nâng cao năng lực cá nhân: người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn dựa trên những kiến thức nền tảng đã được trang bị. Có khả năng tự phát hiện, xét đoán và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tài chính kế toán và các hoạt động khác của đơn vị.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kiểm toán; kiểm toán tại các Bộ ngành và cơ quan của nhà nước;
      • Có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán; tư vấn, phân tích và dự báo tình hình hoạt động kinh doanh;
      • Thực hiện các nghiên cứu mang tính thực tiễn trong kế toán; tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về kế toán.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, công nhân kỹ thuật phục vụ có hiệu quả cho ngành dạy nghề và các ngành kinh tế quốc dân khác trong phạm vi cả nước.

      Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đã và đang phấn đấu phát triển theo hướng đa ngành, đa trình độ đào tạo, trọng điểm là đào tạo giáo viên kỹ thuật – dạy nghề. Trường phấn đấu thành trường đại học đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực.

      Kỷ niệm 50 năm thành lập trường

      Giới thiệu về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được thành lập theo quyết định số 05/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu sự quản lý về hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh Nam Định.

      Trường Sư phạm Kỹ thuật 2 Nam Định theo quyết định số 130/1999/QĐ-TTg ngày 28/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức nhận nhiệm vụ đào tạo GVDN trình độ cao đẳng. Ngày 05 tháng 01 năm 2006 Trường chính thức được nâng cấp thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

      Khuôn viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Khuôn viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Sứ mạng

      "Sứ mạng của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, ngoại ngữ và kinh tế trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng chất lượng cao; là cơ sở bồi dưỡng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học kinh tế - quản lý và khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng phía Nam Sông Hồng".

      (Ban hành theo Quyết định số 355/QĐ-ĐHSPKTNĐ ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định).

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định có chức năng đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học và cao đẳng; đào tạo nhân lực trình độ đại học và cao đẳng các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế; dạy nghề các cấp trình độ; nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

      Đội ngũ giảng viên

      Trong quá trình tổ chức đào tạo, trường luôn xác định việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu. Việc phát triển quy mô được chú trọng đến tính hợp lý, ổn định, tính cân đối giữa các trình độ và loại hình đào tạo,... để phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Trường.

      Tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2018 tổng số cán bộ, giảng viên, viên chức của Trường là 270 người, gồm: 222 CCVC, 48 LĐHĐ. Trong số 270 có: 177 CBGD, 93 hỗ trợ, phục vụ GD. Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm 96% cán bộ giảng dạy; hiện có 29 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh (18 NCS trong nước, 11 NCS ngoài nước);

      Cơ sở vật chất

      Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định hiện đang đóng tại đường Phù Nghĩa, phường Lộc Hạ, TP. Nam Đinh. Cách Hà Nội 90 km về phía đông. Hàng năm Nhà trường đầu tư hàng trục tỷ đồng cho cơ sở vật chất và thiết bị, được thụ hưởng các dự án lớn của Đức và Bỉ, đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và thiết bị cho đào tạo của Trường. Hiện Nhà trường có:

      • Trên 40 phòng học lý thuyết;
      • Mạng Internet kết nối 850 máy tính cá nhân, máy chủ phục vụ học tập và NCKH;
      • Gần 100 phòng thí nghiệm, xư­ởng thực hành, trong đó có các phòng thí nghiệm chuyên dùng.

      Xưởng thực hành của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Xưởng thực hành của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Thành tựu

      • Huân chương Độc lập hạng Ba, Chủ tịch nước tặng thưởng (năm 2011)
      • Huân chương Lao động hạng Ba, Chủ tịch nước tặng thưởng (năm 1986)
      • Huân chương Lạo động hạng Nhì, Chủ tịch nước tặng thưởng (năm 1996)
      • Huân chương Lạo động hạng Nhất, Chủ tịch nước tặng thưởng (năm 2000)
      • Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ tặng (năm 1995, 2010)
      • Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Lao động thương binh và Xã hội tặng (năm 2003)
      • Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tặng (năm 2001, 2010)
      • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng (năm 2010, 2014)

      Nguồn: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      Địa điểm